Thiết bị đo sáng: Lý do bạn nên sử dụng cho các dự án phim của bạn

Mặc dù có những đổi mới hiện đại, một thiết bị đo ánh sáng chuyên dụng vẫn là cách tốt nhất để đảm bảo kết quả phù hợp và có chất lượng cao cho các dự án video của bạn.

Khi phơi sáng cảnh, bạn có vô số lựa chọn - từ việc đơn giản đến việc sử dụng biểu đồ (histogram) hoặc đường sọc vằn (zebra stripes) của camera. Nhưng không thể phủ nhận rằng thiết bị đo ánh sáng vẫn là chính xác nhất - và cụ thể là cách để đo độ phơi sáng.
Thật không may, rất nhiều lựa chọn phơi sáng trong camera không phải luôn cung cấp cho bạn đủ thông tin cụ thể để điều chỉnh độ phơi sáng. Ví dụ, biểu đồ histogram của bạn có thể cho bạn biết bạn có một điểm hot spot trong hình ảnh, nhưng bạn sẽ không nhất thiết phải biết điểm hot spot đó đến từ đâu. Nó chủ yếu cho bạn biết khoảng trung bình từ cảm biến (có thể rất hữu ích và chắc chắn là tốt hơn so với không sử dụng gì), nhưng không cho bạn biết những gì đang diễn ra trong cảnh.

Mặt khác, một thiết bị đo ánh sáng có thể được sử dụng để thu thập thông tin phơi sáng ở nhiều điểm khác nhau trong khung hình một cách nhanh chóng và dễ dàng. Dù bạn có thể sử dụng một thiết bị đo ánh sáng ở chế độ một điểm (spot mode) (mà hoạt động tương tự như thiết bị đo ánh sáng bên trong camera), nhiều nhà quay phim muốn quay ở chế độ ánh sáng tới (incident mode). Khi quay với một thiết bị đo sáng tới, bạn có thể thiết bị ở phía trước mặt của chủ thể và hướng vào camera.
Nó sẽ thu thập lượng ánh sáng chiếu vào chủ thể và cho bạn biết các thiết lập phơi sáng nên dựa vào lượng ánh sáng đó. Nếu bạn đã sử dụng một thiết bị đo sáng ở spot mode, thì bạn nên hướng nó vào đối tượng từ POV camera, và sẽ hiện thị số liệu dựa vào lượng ánh sáng phản chiếu từ chủ thể.
Cả hai loại đo ánh sáng tại một điểm hay ánh sáng tới đều hữu dụng trong các tình huống khác nhau, nhưng do mục đích của bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào thiết bị đo ánh sáng tới.
Sử dụng thiết bị đo sáng tới
Để đo đúng các chủ thể sử dụng thiết bị đo ánh sáng tới, trước tiên bạn sẽ muốn nhập vào các thông tin phơi sáng mà bạn có. Giả sử bạn đang quay ở 24p, bạn có thể thiết lập tốc độ màn trập trên thiết bị đo là 1/50 và mức ISO ở bất cứ mức Native ISO nào của camera - giả sử là 800.
Khi bạn đọc số liệu về chủ thể, vì bạn đã thiết lập xong tốc độ màn trập và giá trị ISO, thiết bị này sẽ cung cấp cho bạn biết f-stop mà đại diện cho giá trị khẩu độ bạn cần để có được độ phơi sáng hoàn hảo. Nếu bạn đang quay vào một ngày trời sáng, số liệu đọc có thể cao - như f16, có thể có vấn đề nếu bạn muốn quay gốc rộng và muốn DOF mỏng.
Trong một tình huống như thế này, bạn có thể chọn sử dụng thiết bị đo sáng theo một cách khác. Ví dụ, bạn có thể chọn thiết lập một giá trị f-stop là f / 2.8 và để cho thiết bị cho bạn biết số stops mà bạn sẽ phơi sáng lâu chủ thể của bạn khi sử dụng các thiết lập đó. Nếu bạn có hơn 5 stops, bạn chỉ có thể sử dụng bộ lọc ND để giảm ánh sáng 5 stops mà không cần phải điều chỉnh thiết lập phơi sáng trong camera.

Đây chỉ là một ví dụ cơ bản về cách sử dụng một thiết bị đo sáng, nhưng thật chất có vô số cách sử dung cho bất kỳ thiết lập nào. Nhiều nhà quay phim muốn sử dụng các thiết bị đo sáng để hiểu tỷ lệ tương phản, hay họ sẽ đo ánh sáng trực tiếp để hiểu chính xác bao nhiêu ánh sáng được tạo ra của từng nguồn sáng.
Bất kể bạn sử dụng nó như thế nào, quả thật là thiết bị đo ánh sáng là một công cụ cơ bản mà không thể được thay thế bằng bất kỳ công cụ phơi sáng nào bên trong camera. Bạn có thể không chỉ cần sử dụng một thiết bị, mà bạn chắc chắn sẽ có được kết quả chất lượng tốt hơn và nhất quán hơn.

Tổng hợp

Share :