Hướng dẫn set up dựng studio chụp ảnh cho bé yêu tại Hà Nội
Bạn muốn được tư vấn thiết kế dựng và setup studio chụp ảnh? Bởi bạn đang có ý định mở studio chụp ảnh cho trẻ con? Nhưng bạn không biết bắt đầu như thế nào, bắt đầu từ đâu?
Với những ai mới bắt đầu thì đây quả thực là một vấn đề khá vất vả và lúng túng ở khâu chuẩn bị setup studio cho mình. Hiểu được những khó khăn đó của bạn, Aloha Studio xin đưa ra một vài gợi ý tham khảo mà bạn cần chú ý dưới đây.
1. Diện tích phòng ảnh
Vấn đề cần xem xét đầu tiên chính là diện tích phòng ảnh, càng rộng càng tốt, để có thể tạo không gian thoải mái, thông thoáng, tha hồ cho bạn sáng tạo ý tưởng góc chụp thêm phong phú, đa dạng. Nếu chụp chân dung, hay chụp các sản phẩm mini nhỏ thì diện tích tối thiểu là 4m x 3m (12m2). Đây dường như là diện tích nhỏ nhất cho 1 mini-studio. Với diện tích này, hệ thống phông màn hậu cảnh sẽ bị hạn chế, không thể lắp được các hệ thống cồng kềnh nhiều lớp phông.Còn phòng ảnh chụp nhóm người, hậu cảnh có chiều sâu với nhiều đồ vật, phông màn nhiều lớp, diện tích tối thiểu cần có là 6m x 5m (30m2).
2. Máy ảnh và Ống kính (lens)
Bước thứ 2 không thể thiếu ở bất cứ Studio nào, chính là thiết bị chụp ảnh - máy ảnh, nếu có điều kiện thì nên chọn loại máy ảnh ngon ngon chút, cấu hình cao sẽ cho ảnh chất lượng sắc nét và màu đẹp.Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy ảnh chất lượng cao của nhiều hãng máy ảnh nhưng thường thường, loại máy Canon và Nikon được nhiều người đánh giá và lựa chọn sử dụng hơn cả. Sau khi đã sắm cho mình một thân máy ảnh ưng ý, dù đó là máy cơ chụp thủ công hay máy ảnh số DSLR, điều quan trọng không kém đi kèm với thiết bị máy ảnh để có những shot hình đẹp, bạn cũng nên chú trọng đầu tư nhằm giảm thiểu nhòe hình do rung máy chính là ống kính (lens), là công cụ tuyệt vời giúp người cầm máy tiến gần đến vật cần chụp ngay cả khi không thể. Thiết bị thích hợp cho cả ảnh chân dung cũng như phong cảnh, thiên nhiên hoang dã. Tuy nhiên, để có những shot hình đẹp, bạn cũng nên chú trọng đầu tư.
3. Các loại đèn chụp và phụ kiện
Máy ảnh tốt là thứ không thể thiếu để chụp ảnh, dĩ nhiên là vậy, nhưng trong studio mà không có ánh sáng tốt thì máy ảnh và một đống lens xịn mấy cũng chỉ như ống bơ gắn thủy tinh. Chúng góp phần vô cùng quan trọng để tạo hiệu ứng ánh sáng cần thiết cho những bức ảnh hoàn hảo chân thực nhất.
Có 2 loại đèn chụp cơ bản:
- Đèn flash (strobe), bấm cò chụp thì nó mới nổ tạch một cái sáng lóa, trong khoảnh khắc thôi và sau đó nó lại tối như cũ, không khác gì flash gắn trên máy trừ việc hàng này to và khỏe hơn. Chúng được dùng phổ biến tại các studio, có độ sáng cao và gần như dùng được trong mọi thể loại chụp.
- Đèn ánh sáng liên tục (Continuous - đèn dây tóc, huỳnh quang, led), loại này sáng từ lúc bật cho tới lúc tắt, giống bóng đèn bình thường. Ở cùng một đơn vị Ws thì độ sáng của đèn này yếu hơn flash (vì ánh sáng trải dài trên đơn vị thời gian dài hơn) và thường dùng trong quay phim, hay chụp ảnh sản phẩm cần thấy rõ tác động ánh sáng (trang sức, đồ ăn,…)
Tùy nhu cầu chụp nhiều ít mà mua đèn ít nhiều tương ứng. Đồng ý là càng có nhiều đèn chụp càng thoải mái, nhưng cũng nên tiết kiệm tiền bạc, không gian và công sức, 4 đèn là đủ chiến cho các nhu cầu cơ bản phổ biến rồi (2 trobe và 2 continous).
Ngoài ra cần phải có thêm các phụ kiện khác như:
• Có thể sử dụng các tấm hắt sáng (reflectors).
• Cần có các hộp tản sáng cỡ nhỏ (chụp cận cảnh khuôn mặt và nửa người, chụp ảnh sản phẩm nhỏ và quay phim) và cỡ lớn (chụp toàn thân). Các hộp tản sáng thường gắn cố định với các loại đèn ảnh.
• Cần có ô hắt sáng để điều chỉnh diện tích hắt sáng, khống chế khoảng sáng hậu cảnh (trên phông).
• Thêm một số đèn thông thường có chụp đèn lọc màu các màu khác nhau (đỏ, vàng, xanh rêu, v.v...).
Hắt sáng màu bạc hoặc màu ánh vàng đồng giúp điều chỉnh, cân bằng sáng cho chủ thể.
4. Phông nền, thảm
Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn cần sắm những loại phông nền studio phù hợp. Số lượng phông càng nhiều càng tốt (có nhiều góc, bối cảnh chụp ảnh phong phú, đa dạng hơn) nhưng tối thiểu cần có 1 phông tối màu và 1 phông sáng màu. Ví dụ như nếu chụp ảnh sản phẩm, hay các bộ sưu tập thời trang thì bạn chỉ cần có ít nhất 2 loại phông màu như trên, có thể sử dụng phông nền đơn sắc hoặc các loại phông loang. Còn nếu chụp ảnh cưới hay chụp ảnh trẻ em, cá nhân, gia đình, vv… , thì nên có thêm các loại phông nền cảnh, phông nền 3D nhằm làm tăng sự hấp dẫn cho những bộ ảnh thêm cuốn hút hơn. Hiện nay trên thị trường có vô vàn các loại phông nền 3D studio rất đẹp, hình ảnh sắc nét và chân thực rất thu hút người chụp sử dụng. Phông thường có kích thước là 3m×5m thoải mái cho bạn chụp người và hậu cảnh, (có thể thay đổi tùy diện tích studio), dễ dàng lắp đặt và thay đổi bối cảnh một cách nhanh chóng. Cùng sử dụng một góc để chụp ảnh nhưng có thể lắp được nhiều loại phông, chỉ cần kéo lên, thả xuống là bạn đã có ngay một bối cảnh khác rồi, vô cùng tiện lợi. Thảm thì có rất nhiều loại đa dạng, mẫu mã, nhưng bạn nên trải loại thảm phủ kín được dán trên sàn nhà có màu tối sáng tùy bạn. Và bạn cũng nên có những loại thảm lông trắng hoặc màu để chụp ảnh cho bé, chụp ảnh sản phẩm,… góp phần làm nền tôn chủ thể. Nếu bạn cần chụp những mẫu sản phẩm kinh doanh hay quảng cáo thì nên sắm những hộp chụp ảnh (lồng chụp ảnh) nhiều kích cỡ to nhỏ rất tiện ích và đem lại kết quả chụp siêu sắc nét, khiến cho những mẫu sản phẩm trở nên tinh tế, sang trọng và đẹp mắt hơn rất nhiều.
5. Máy tính, máy in và phần mềm
• Cần sử dụng loại máy có cấu hình khủng, màn hình lớn, có card đồ họa mạnh chuyên dụng cho việc cài đặt và xử lý đồ họa.
• Có thể tích hợp máy in ảnh (tùy túi tiền của bạn mà chọn lựa loại tốt nhất cho mình, nhưng đã làm studio thì nên có loại máy in chất lượng cao để cho những thước ảnh đẹp và sắc nét hơn) sẽ làm dịch vụ hoàn thiện hơn, tăng giá trị gia tăng (và lợi ích) cho studio.
• Cần cài các phần mềm chỉnh sửa ảnh mạnh như Adobe Photoshop CS (2,3,4,5) và các bộ lọc (plugins) hiệu quả như Portraiture, Lightrooms, cũng như các ứng dụng bút lông (bruches) chỉnh sửa tóc, lông mi, v.v...
• Cần làm chủ một số kỹ năng chỉnh sửa ảnh cơ bản như ánh sáng, màu sắc, xóa mụn nhọt, tạo hậu cảnh nhòa mờ, v.v...
6. Đạo cụ chụp ảnh
Chỉ cần một chút khéo léo trang trí cho studio + ý tưởng chụp hình sáng tạo cùng với những món đồ phụ kiện tạo dáng cho chủ thể phù hợp với mục đích chụp ảnh là chụp ảnh baby, chụp ảnh cưới hay chụp hình thời trang, mẫu sản phẩm là bạn đã có ngay những bộ ảnh cá tính vô cùng ấn tượng dành cho khách hàng của mình rồi.
Một số đạo cụ chụp ảnh, phụ kiện chụp ảnh thường dùng trong các studio, ảnh viện
• Hoa lụa dạng hoa bó, hoa bông to nhỏ, mũ, khăn màu, vài tấm vải voan trắng và màu trong suốt,…
• Cần một số bàn, ghế, thang chụp ảnh, kệ đặt chân nhiều tầng, một số hộp màu khác nhau để tạo dáng.
• Nếu chụp ảnh trẻ em thì cần các đạo cụ chụp ảnh như thảm lông, các loại nhạc cụ thật hoặc mô hình, như trống, kèn, loa, trang phục trẻ em chụp ảnh (áo quần, khăn, mũ, kính, loa,..), nôi chụp ảnh bằng giỏ mây tre đan, giỏ nhựa, composite (vỏ trứng, đôi giầy, vỏ ốc), hay các loại hoa quả trái cây, đồ chơi mô hình yêu thích của trẻ con, vv… tạo bối cảnh lạ mắt, ngộ nghĩnh, độc đáo cho từng khung hình thêm ấn tượng.
Trên đây là những thứ cần thiết để thiết kế dựng và setup chụp ảnh cơ bản, còn nếu trường hợp bạn muốn dựng những góc décor chụp ảnh giống như phim trường chụp ảnh thì bạn nên đến các shop cửa hàng chuyên bán đồ đạo cụ chụp ảnh, ở đó có tất cả các mặt hàng, những món đồ trang trí rất đẹp mắt, giá cả cũng phải chăng tha hồ cho bạn thỏa sức ham mê sáng tạo những góc ảnh tuyệt đẹp phục vụ cho nhu cầu chụp ảnh của studio nhà bạn.
Tùy vào nhu cầu, mục đích chụp ảnh và qui mô phòng ảnh để xây dựng phòng ảnh sáng tạo. Phòng ảnh sáng tạo luôn hỗ trợ hiệu quả cho những ý tưởng và bố cục ảnh sáng tạo.
Aloha Studio tổng hợp.
Viết bình luận