Hướng dẫn chọn mua thiết bị set up studio chụp ảnh tại nhà

Để đáp ứng cho những nhu cầu tìm hiểu thông tin cho việc set up một phòng ảnh tại nhà. Trong bài viết hôm nay, Aloha Studio chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn cách set up studio tại nhà một cách hợp lí nhất, hãy cùng ghé xem nhé!

Thứ nhất, công việc đầu tiên khi set up studio chúng ta phải xem diện tích  căn phòng: diện tích phòng ảnh càng rộng càng tốt, cho phép được sử dụng các ống tiêu cự linh hoạt nhưng ưu tiên nhất là tiêu cự dài. Để ảnh có tỷ lệ tự nhiên, chân thực nhất thì máy nên được đặt cách chủ thể ở khoảng cách ít nhất là 5m. Phòng ảnh chụp chân dung cho  1 – 2 người thì chỉ cần có diện tích tối thiểu 4 m x 3 m tương đương 12 m2 là đủ. Đây dường như là diện tích nhỏ nhất cho một  phòng ảnh mini. Với diện tích này thì hệ thống phông màn hậu cảnh sẽ bị hạn chế hơn, và điều đó không thể lắp được các hệ thống cồng kềnh và nhiều lớp phông. Phòng ảnh chụp một nhóm người thì hậu cảnh có chiều sâu với nhiều đồ vật và cần phông màn nhiều lớp khi đó diện tích tối thiểu cần có cho phòng ảnh là 6m x 5m tương đương với 30 m2.

Thứ hai, thiết kế đèn ảnh và các phụ kiện: yếu tố quan trọng nhất của một studio là hệ thống đèn ảnh gắn hộp tản sáng hay các loại ô hắt sáng và tản sáng. Có thể sử dụng các tấm hắt sáng. Cần có các hộp tản sáng cỡ nhỏ và cỡ lớn, có ô hắt sáng để điều chỉnh diện tích hắt sáng, khống chế khoảng sáng hậu cảnh, có chân đứng, củ nối đèn với chân đèn kèm lỗ cắm ô, gá đèn, bộ kích nổ có dây hoặc không dây.

Thứ ba, việc chọn ống kính (lens):  chụp ảnh studio thường không đòi hỏi phải xóa phông cao nên không nhất thiết phải sử dụng các ống kính có khẩu độ mở lớn như f/1.4 hay f/2.8. Phòng ảnh loại lớn kết hợp với thân máy toàn khổ FX có thể sử dụng thuận tiện với đủ loại ống kính, nhất là các ống có tiêu cự tầm trung như 70-200mm. Các ống có khẩu độ mở tối đa f/3.5, f/4 đều hoạt động tốt trong studio . Tuy nhiên góc không nên rộng hơn nữa (như 17mm hay 18mm) do các ống góc siêu rộng thường có độ cầu sai lớn, gây hiện tượng méo ảnh, làm lệch lạc đáng kể tỷ lệ người và khuôn mặt khi phải chụp gần, làm ảnh mất tự nhiên. Phòng ảnh cỡ nhỏ, kết hợp với chơi thân máy cảm biến cúp nhỏ APS-C/DX (ví dụ 1.5x Nikon, 1.6x Canon) cần có ống kính góc rộng hơn, tiêu cự ngắn như 24mm, 35mm hay 50mm.  Mặc dù chụp trong studio luôn có thể sử dụng chân máy đặt máy chụp cố định,các ống kính có chống rung cũng rất hữu dụng và cho phép chụp cầm tay di chuyển linh hoạt hơn, , bảo đảm triệt tiêu hiện tượng rung tay máy, tạo thuận lợi chụp ở góc máy bất kỳ.

Cuối cùng là công việc thiết kê phông nền: đối với phông màn và thảm số lượng phông càng nhiều càng tốt nhưng tối thiểu cần có một phông tối màu và một phông sáng màu. Có thể sử dụng các phông có họa tiết hậu cảnh. Phông có thể vừa đủ chiều cao hậu cảnh phía sau (thường là 3-5m) để có thể chùm lên ghế/kệ ngồi để chụp chân dung, người mẫu chuyên nghiệp. Nếu muốn dễ dàng bóc tách người khỏi phông để thay phông nền trên máy tính, nên sử dụng phông màu xanh lam hoặc xanh lục.

Với những cách bố trí trên chúng tôi xin chúc các bạn set up được một phòng studio như mong muốn. Ngoài ra để biết thêm chi tiết gì các bạn có thể liên hệ hotline: 0982.893.560 để được tư vấn thêm về cách set up phòng chụp tại nhà hay những vấn đề liên quan đến studio nhé.

Đèn LED Studio  Godox SL200III Bi

Đèn Led Aputure Amaran 200x S

Chân đèn C-Stand ZGCINE 

Khung phông xanh di động 1.5x2m/1.65x2m

 Trục phông điều khiển điện 3 phông nền studio 

Tổng hợp

Share :