5 mẹo khi bạn quay phông xanh
Quay trên phông xanh là một kỹ xảo rất khó. Chính vì vậy mà người xem thường dễ dàng nhận ra đâu là cảnh được quay trên phông xanh. Có thể bạn sẽ phải mất vài năm để hoàn thiện kỹ xảo này, tuy nhiên 5 mẹo sau đây có thể sẽ giúp bạn tránh những rắc rối và làm việc dễ dàng hơn trong một số trường hợp.
1. Góc máy:
Thông thường, theo bản năng mọi người sẽ chọn cách xếp đặt diễn viên đối mặt với máy quay và phông xanh được đặt ngay sau lưng diễn viên. Cách sắp đặt này làm cho khung hình bị phẳng và nhìn không được thật đối với bất cứ một cảnh quay bình thường nào, kể cả không có phông xanh hay không. Khi quay ở một địa điểm nào đó nhất định, người quay phim sẽ phải sắp xếp cảnh quay lẫn góc máy sao cho hợp lý nhất và tốt nhất để kể câu chuyện của mình. Và đối với việc quay trên phông xanh cũng như vậy.
Hãy bỏ thời gian ra và hoàn thành kịch bản phân cảnh cho mỗi cảnh quay của bạn và tưởng tượng đến khung cảnh thật sự như khi không có phông xanh. Chọn góc quay tốt nhất trong kịch bản và tượng tưởng xem trong nó sẽ như thế nào. Đừng ngại việc phải quay từ góc thấp lên hoặc từ góc cao xuống. Chọn máy quay thích hợp nhất. Tránh việc đứng đối mặt trực tiếp trước máy quay, trừ khi đó là cách phù hợp nhất để kể câu chuyện của bạn. Nếu không, cảnh quay trông sẽ chẳng khác gì các chương trình dự báo thời tiết.
2. Ánh Sáng:
Bố trí ánh sáng không hợp lý cũng sẽ khiến cho người xem nhận biết được cảnh quay có được quay trên phông xanh hay không. Điểm mấu chốt khi quay trên phông xanh, đó là tạo ra một môi trường ánh sáng. Phông xanh cần có bề mặt bằng phẳng và được chiếu sáng thích hợp. Cái tài của người quay phông xanh đó là tạo ra được môi trường có ánh sáng của riêng nó, thích hợp với cảnh quay theo kịch bản. Bạn cần phải tự hỏi mình ánh sáng nên được bố trí ở đâu, trên dưới trái phải như thế nào? Hướng sáng đi từ đâu? Hãy lên kế hoạch sắp đặt ánh sáng cho từng cảnh quay của bạn.
3. Đạo cụ:
Không có quy định nào bắt buộc quay màn hình xanh thì tất cả mọi khung cảnh đều là nhân tạo. Chỉ có phông nền thì bắt buộc màu xanh là tốt nhất. Bạn nên sử dụng đạo cụ thật nhiều nhất có thể, để giúp diễn viên có thể diễn và tương tác tốt hơn. Càng sử dụng nhiều đạo cụ thật thì bạn càng đỡ phải tạo ra các đạo cụ giả ở khâu hậu kỳ và càng làm cho cảnh quay thật hơn.
4. Hạn chế khung cảnh
Như đã đề cập ở trên, chúng ta cần phải tránh cảnh quay bị phẳng, và diễn viên đứng đối diện trực tiếp trước máy quay. Để làm được điều này, chúng ta cần phải cho diễn viên làm một điều gì đó, diễn một điều gì đó, tất nhiên là để kể câu chuyện của bạn. Có nhiều cảnh diễn viên không được di chuyển, tuy nhiên có nhiều cảnh diễn viên phải di chuyển tuy nhiên lại bị cảm giác tù túng khi diễn do phải đứng trước một phông xanh và di chuyển về phía nó. Hãy luôn làm cho diễn viên phải có hành động gì đó trong cảnh quay, như là nhìn xung quanh, nhặt một cái gì đấy lên, đặt một cái gì đấy xuống, phải luôn chắc chắn rằng diễn viên phải hòa mình vào được một môi trường không tồn tại lúc đó, mà sẽ được thêm vào sau.
5. Lên kế hoạch:
Để thực hiện các cảnh quay với phông xanh, bạn cần phải lên kế hoạch một cách cực kỳ cẩn thận và chi tiết. Nắm rõ các cảnh quay, các góc máy, kịch bản phân cảnh và phổ biến cho cả đoàn làm phim hiểu được, trông các cảnh quay đó sẽ như thế nào. Chỉ cho người quay phim biết được ánh sáng trong mỗi cảnh quay chiều theo hướng nào. Lên kế hoạch các phân cảnh, nếu tất cả đều được lên kế hoạch, bạn có thể quay từ mọi góc quay với ánh sáng đặt ở vị trí A, sau đó quay mọi góc với ánh sáng được đặt ở vị trí B,… và cứ tiếp tục như thế. Nếu bạn không có kế hoạch trước, bạn sẽ dễ dàng bị rối và không làm chủ được cảnh quay.
Hãy lên kế hoạch và chuẩn bị các cảnh để thay cho phông xanh. Nếu được, hãy xuất tạm một bản nền ra, ngay cả bản nháp cũng vẫn có ích. Chỉ cho diễn viên thấy các cảnh này sẽ giúp họ tưởng tượng ra được vai trò, vị trí của mình. Lên kế hoạch và ghi chú ở mỗi cảnh quay.
Tổng hợp